Sống có đức thả sức mà ăn
[07/03/2010 06:31 | Chuyện bên hồ | Nhận xét(0) | Đọc(5457) ]
Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
Chiều nào đi bộ chung quanh hồ, đến đền Bà Kiệu chúng tôi cũng nhìn thấy những mẩu bánh mì do ai vứt xuống cho cá ăn.
Chiều 3-3-2010, chúng tôi nhìn thấy người đã làm việc đó bấy lâu nay. Đó là một bà cụ già cầm chiếc xô đỏ. Chúng tôi mời cụ ngồi xuống ghế đá hỏi chuyện và được biết: Cụ tên là Quốc Thị Gái, sinh năm 1923, nhà ở số 46 ngõ Phất Lộc, nằm trong khuôn viên của đền Phất Lộc cũ. Muốn đi vào nhà bà phải đi qua một bức tường dầy. Bức tường này đã được các chiến sĩ tự vệ Thủ đô đục trong tháng 12-1946, nhằm di chuyển thuận lợi trong khu phố cổ, cầm chân giặc trong suốt 60 ngày khói lửa.
Cụ Gái kể, 20 năm nay gần như ngày nào cũng đi nhặt những mẩu bánh mì vụn rơi ở đường, cắt thành lát mỏng, mang đến đây để cho cá ăn. Bà thương lũ cá ở hồ bị đói vì có ai cho ăn đâu ? Bà làm điều phúc con ạ - bà bảo với tôi thế.
Chồng bà Gái mất năm 1960, khi bà 33 tuổi. Bà ở vậy nuôi hai đứa con trai mà không đi bước nữa. Hằng ngày cắp trên tay chiếc làn mây, bà Gái đi khắp các phố cũ, chung quanh hồ Hoàn Kiếm để bán chè đỗ đen, chè xanh lấy tiền về nuôi hai con không lớn và thi đỗ đại học.
Bà Gái năm nay 87 tuổi nhưng còn khỏe lắm. Bà bảo, tôi già như thế này nhưng chả có bệnh gì. Bí quyết sống lâu của bà là gì ?- Tôi hỏi. Mỗi ngày tôi ăn ba lần, mỗi lần một bát cơm với muối vừng và rau muống luộc.
Trời đã nhá nhem tối, trước khi chia tay, tôi cầm tay bà, chúc bà năm mới dồi dào sức khỏe, mọi điều tốt lành. Cầm tay tôi một lát, bà Gái nói: cậu bị bệnh à ?( buổi chiều tôi vừa đi khám ở bệnh viện vì bị rối loạn tiêu hóa ). Tôi ngạc nhiên hỏi, sao bà biết ? Có gì đâu, trên bàn tay trái của cậu giữa ngón tay cái và tay trỏ nhìn thấy rõ một vết thâm nhỏ. Thôi hôm nào còn sớm, qua đây tôi nói cho cậu rõ nhiều thứ.
Trước khi đi bà nói, sống ở đời cậu cần tâm niệm một điều: “ Sống có đức, thả sức mà ăn “./.
Hà Hồng
Chiều 3-3-2010, chúng tôi nhìn thấy người đã làm việc đó bấy lâu nay. Đó là một bà cụ già cầm chiếc xô đỏ. Chúng tôi mời cụ ngồi xuống ghế đá hỏi chuyện và được biết: Cụ tên là Quốc Thị Gái, sinh năm 1923, nhà ở số 46 ngõ Phất Lộc, nằm trong khuôn viên của đền Phất Lộc cũ. Muốn đi vào nhà bà phải đi qua một bức tường dầy. Bức tường này đã được các chiến sĩ tự vệ Thủ đô đục trong tháng 12-1946, nhằm di chuyển thuận lợi trong khu phố cổ, cầm chân giặc trong suốt 60 ngày khói lửa.
Cụ Gái kể, 20 năm nay gần như ngày nào cũng đi nhặt những mẩu bánh mì vụn rơi ở đường, cắt thành lát mỏng, mang đến đây để cho cá ăn. Bà thương lũ cá ở hồ bị đói vì có ai cho ăn đâu ? Bà làm điều phúc con ạ - bà bảo với tôi thế.
Chồng bà Gái mất năm 1960, khi bà 33 tuổi. Bà ở vậy nuôi hai đứa con trai mà không đi bước nữa. Hằng ngày cắp trên tay chiếc làn mây, bà Gái đi khắp các phố cũ, chung quanh hồ Hoàn Kiếm để bán chè đỗ đen, chè xanh lấy tiền về nuôi hai con không lớn và thi đỗ đại học.
Bà Gái năm nay 87 tuổi nhưng còn khỏe lắm. Bà bảo, tôi già như thế này nhưng chả có bệnh gì. Bí quyết sống lâu của bà là gì ?- Tôi hỏi. Mỗi ngày tôi ăn ba lần, mỗi lần một bát cơm với muối vừng và rau muống luộc.
Trời đã nhá nhem tối, trước khi chia tay, tôi cầm tay bà, chúc bà năm mới dồi dào sức khỏe, mọi điều tốt lành. Cầm tay tôi một lát, bà Gái nói: cậu bị bệnh à ?( buổi chiều tôi vừa đi khám ở bệnh viện vì bị rối loạn tiêu hóa ). Tôi ngạc nhiên hỏi, sao bà biết ? Có gì đâu, trên bàn tay trái của cậu giữa ngón tay cái và tay trỏ nhìn thấy rõ một vết thâm nhỏ. Thôi hôm nào còn sớm, qua đây tôi nói cho cậu rõ nhiều thứ.
Trước khi đi bà nói, sống ở đời cậu cần tâm niệm một điều: “ Sống có đức, thả sức mà ăn “./.
Hà Hồng
Đánh giá bài viết