Hồ Hoàn Kiếm có hai cây Muồng Hoàng Yến Không rõ

[07/08/2011 18:46 | Chuyện bên hồ | Nhận xét(0) | Đọc(13378) ]
   Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
hohoankiem.org
Các bạn yêu “ hohoankiem.org “ thân mến, chúng tôi vừa nhận được câu hỏi của một bạn đọc gửi đến. Nội dung câu hỏi như sau: “Tôi thấy trước cửa đền Ngọc sơn có một cây to ra hoa từ thân,cành màu vàng nhạt từng chùm rất đẹp mà không biết là cây gì ? Dạo quanh các phố mình chưa gặp cây thứ hai. Ban quản trị và các bạn có ai biết cho mình rõ nhé.Xin cảm ơn!

Highslide JS


Bạn thân mến, cây có hoa mà bạn tả là cây Muồng Hoàn Yến. Hiện tại ở hồ Hoàn Kiếm có hai cây Muồng Hoàng Yến. Một cây trước cổng Đền Ngọc Sơn và một cây cạnh cây lộc vừng chín gốc. Hai cây này được Công ty Công viên cây xanh đưa từ vườn ươm ở Hồ Tây về trồng cách đây khoảng năm năm. Đằng sau tượng đài vua Lý Thái Tổ cũng có một cây ( gần Nhà kèn ). Tuy vậy có một cây nở hoa rất đẹp tại khuông viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.

Highslide JS


Muồng hoàng yến còn có tên là Muồng hoàng hậu, Hoa lồng đèn, Bò cạp nước, Bò cạp vàng, Osaka, Mai dây, Cây xuân muộn, Mai nở muộn (Cassia fistula L.), thuộc phân họ Vang của họ Đậu (Fabaceae). Loài muồng này có nguồn gốc từ miền nam châu Á, từ miền nam Pakistan kéo dài về phía đông qua Ấn Độ tới Đông Nam Á và về phía nam tới Sri Lanka.

Đây là loài cây trung tính, thiên về ưa sáng, mọc nhanh, chịu hạn tốt. Cây con ưa bóng nhẹ.Muồng hoàng yến phát triển tốt tại khu vực nhiều nắng và thoát nước tốt, không thích hợp với điều kiện khí hậu khô cằn hay giá lạnh; mặc dù nó chịu được hạn và mặn.

Muồng hoàng yến là quốc hoa của Thái Lan và tại đây nó được gọi là dok khuen; các hoa màu vàng của nó tượng trưng cho hoàng gia Thái. Tại lễ hội hoa năm 2006, Royal Flora Ratchaphruek (มหกรรมพืชสวนโลกเฉลิมพระเกียรติฯ ราชพฤกษ์ 2549), được đặt tên theo loài cây này; ratchaphruek là tên gọi khác của dok khuen.

Muồng hoàng yến, được gọi là kanikkonna là hoa tượng trưng cho bang Kerala tại Ấn Độ. Hoa muồng hoàng yến có tầm quan trọng lễ nghi trong lễ hội Vishu. Nó còn được gọi là 'amaltas' trong tiếng Hindi và Urdu. Tại Ấn Độ, con tem 20 rupi có hình hoa muồng hoàng yến.

Ở Việt Nam, muồng hoàng yến (có nơi gọi là cây bọ cạp nước) mọc hoang dại trong các rừng thưa ở các tỉnh Tây Nguyên như Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk; nó cũng còn được trồng nhiều ở đô thị như Nha Trang, Đà Lạt, Đà Nắng...

Highslide JS


Do cây có hoa đẹp, tán rộng, mọc nhanh, không cao quá và có rễ ngang, bám chắc nên muồng hoàng yến rất đáng được quan tâm, chú ý để phát triển nhiều hơn nữa làm cây cảnh quan, cây đường phố. Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng Muồng hoàng yến rất dễ bị sâu đục thân và sâu ăn lá dễ ảnh hưởng thẩm mỹ quan và tuổi thọ cây trồng.

Highslide JS


Vào những ngày đầu tháng 8-2011, hai cây Muồng Hoàng Yến ở  hồ Hoàn Kiếm mọc hoa rất đẹp. Cách đây hơn 100 năm,  ở khu vực trồng cây Muồng Hoàn Yến trước cổng Đến Ngọc Sơn hiện nay là một vườn cây vông rất đẹp. Cây cuối cùng của vườn Vông này vừa chết năm ngoái. Mỗi kỳ đến mùa hoa Vông nở cả khu vực này rực rỡ mầu đỏ.

Hà Hồng
hohoankiem.org

  Đánh giá bài viết

Bài viết số 335 đã được: 3.3/10 (19 Đánh giá)


Bài viết liên quan Bài viết ngẫu nhiên
Hồ Gươm, 22-3-2024
Vật lưu niệm: Rùa Hồ Gươm, Tháp Bút, Đài Nghiên, cầu Thê Húc
Người Hà Nội yêu cây, yêu Hồ Gươm là thế!
Ngụm nước mát giữa trời nóng
Mát thì có mát nhưng...
Vùng đất văn hóa Hồ Gươm: Ước vọng về một cuộc sống hòa bình
Vùng đất văn hóa Hồ Gươm: Tháp Bút
Vùng đất văn hóa Hồ Gươm: Phố Hàng Trống
Vùng đất văn hóa Hồ Gươm: Chuông Nhà thờ Lớn
Vùng đất văn hóa Hồ Gươm: Đình Trấn Ba
Phần mềm soát lỗi chính t...
Người già nhảy híp hốp
Phóng sự ảnh - Chuyện về ...
Nhà báo Hà Hồng và "...
Phường bán yếm lụa Hàng Đ...
Hòa nhập văn hóa
Tết này các bạn đến hồ Ho...
Phóng sự ảnh - Đặt lồng b...
Nhường chỗ cho mầm lá trỗ...
Ăn mừng chiến thắng trong...
Hãy Register thành viên để có thể viết nhận xét

Nếu bạn thấy bài viết hay vui lòng Bookmark bài viết. Cám ơn bạn!

Bookmark and Share