» Vị trí : Đang xem tin
Chuyên mục: Chuyện bên hồ
Trò chơi trẻ em dắt ta về với tuổi thơ xưa
Cập nhật: 4-6-2013 | Đã xem: 7640
Không chỉ trẻ con người lớn cũng thấy thích khi được nhìn lũ trẻ em trong xóm, ngõ của mình chơi những trò chơi dân gian như kéo co, chơi chuyền, mèo đuổi chuột, lùa vịt...Người lớn thấy thích bởi qua đó họ nhớ về tuổi thơ của mình.


Hồi còn học cấp một ( bây giờ gọi là tiểu học ) bọn trẻ trong ngõ Lý Thường Kiệt chúng tôi thường rủ nhau ra ngoài ngõ chơi trò nhảy ngựa. Chúng tôi chia làm hai nhóm. Mỗi nhóm đều có gái và trai. Hai bên oản-tù-tỳ ( một- hai-ba ), bên nào thua thì phải làm ngựa. Một bạn khỏe nhất đứng hai tay tựa vào cột điện. Các bạn đằng sau cúi xuống và ôm vào bụng bạn trước thành con "ngựa".


Bên thắng cuộc lần lượt nhảy lên mình ngựa. “ Ngựa “ không chịu nổi sức nặng của các bạn trên lưng mà khuỵu chân thì bị thua, làm “ ngựa “ tiếp . Ngược lại các bạn nhảy lên mình “ ngựa “ không đều, kéo nhau bị ngã thì thua. Cứ mỗi lần người cưỡi ngã hay “ngựa” ngã cả bọn con trai, con gái lại lăn ra ôm bụng cười ngặt nghẽo.


Bây giờ những đứa trong hội nhảy  ngựa  chúng tôi đứa trở thành dược sỹ, chủ doanh nghiệp, đứa thì làm công an, nhà báo... Mỗi lần gặp nhau lại kể về những câu chuyện ngày xưa chúng mình cùng nhảy ngựa.


Tháng 5-2013, tại khu vực hồ Hoàn Kiếm ( đoạn đối diện với Nhà Khai Trí Tiến Đức cũ ) chúng tôi thật vui sướng và cảm thấy mình như trở về thời trẻ con khi được chứng kiến các em học sinh Trường tiểu học Tràng An và Nguyễn Du thi đầu kéo co với nhau. Các em cả hai bên mắm môi, mắm lợi, ngả người kéo dây thừng về phía mình trước sự cổ vũ của nhiều người. Dây thừng đứt, tay bị rộp nhưng đứa nào đứa ấy đều vui và lại cùng nhau chơi tiếp trò lùa vịt. Một vị khách du lịch nước ngoài thích thú, xin các em cho đứng vào vòng tròn làm “vịt”. Các em gái thích chơi chuyền. Con trai thích trò chơi bịt mắt đánh trống.  


Một cô giáo trường Tràng An cho chúng tôi biết vì sao bọn trẻ ngày nay vẫn thích những trò chơi dân gian: Trò chơi dân gian có nhiều thể loại phù hợp với các sở thích, cá tính khác nhau của nhiều đối tượng người chơi như sôi nổi, điềm đạm hay trầm tĩnh. Mỗi trò lại có một quy luật riêng, mang những sắc thái khác nhau khiến trẻ em chơi suốt ngày mà không thấy chán. Trò chơi dân gian chủ yếu dành cho trẻ em ở các vùng nông thôn nên cái tên cũng giản đơn, nôm na như tên thằng Tí, con Na, thằng Ốc, cái Hến: Nào là đánh đáo, đánh quay, nào là đi cà kheo, nổ pháo đất... Hơn nữa, các trò chơi dân gian Việt Nam thường giản tiện, không cầu kỳ, tốn kém nên có thể dễ dàng chơi mọi lúc, mọi nơi, dụng cụ dễ kiếm, dễ làm, chủ yếu lấy từ trong tự nhiên, thậm chí chỉ là cái gậy, hòn đá, hòn bi nhặt trong vườn, dưới ruộng là có thể lập được một hội chơi.


Tại một diễn đàn về trò chơi trẻ em PGS.TS Nguyễn Văn Huy, Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam bày tỏ lo lắng: Cuộc sống đối với trẻ em không thể thiếu những trò chơi. Trò chơi dân gian không đơn thuần là một trò chơi của trẻ con mà nó chứa đựng cả một nền văn hoá dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc. Trò chơi dân gian không chỉ nâng cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, sáng tạo, sự khéo léo mà còn giúp các em hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước.


Trẻ em ở một xã hội công nghiệp, chỉ quen với máy móc, internet, trò chơi điện tử... không có khoảng sân trống để chơi cũng là một thiệt thòi. Thiệt thòi hơn khi các em không được làm quen và chơi những trò chơi dân gian của trẻ em thuở trước - đang ngày càng bị mai một và quên lãng, không chỉ ở các thành phố mà còn ở cả các vùng nông thôn, nơi mà đang dần bị đô thị hoá mạnh mẽ. Vì thế giúp các em hiểu và tìm về cội nguồn với những trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết.


Tôi cứ hy vọng vào một ngày nào đó, ngày 1-6, hay rằm trung thu, chung quanh hồ Hoàn Kiếm sẽ là một nơi lý tưởng để các em chơi các trò chơi dân gian, với những bài hát đồng giao:  Nu na nu nống / Đánh trống phất cờ/ Mở cuộc thi đua/....









Hà Hồng

Xem thêm video

TIN MỚI NHẤT
1. Người Hà Nội yêu cây, yêu Hồ Gươm là thế! (Cập nhật: 28-5-2023 | Đã xem: 324)
2. Ngụm nước mát giữa trời nóng (Cập nhật: 18-5-2023 | Đã xem: 310)
3. Mát thì có mát nhưng... (Cập nhật: 7-5-2023 | Đã xem: 297)
4. Câu chuyện sáng mùng một Tết Quý Mão 2023 (Cập nhật: 22-1-2023 | Đã xem: 487)
5. Cháu yêu chú bộ đội (Cập nhật: 15-8-2022 | Đã xem: 938)
6. Người và cây đã ra đi (Cập nhật: 14-8-2022 | Đã xem: 847)
7. Tháng ba hoa gạo nở! (Cập nhật: 5-4-2022 | Đã xem: 257)
8. Kỷ vật thời giãn cách (Cập nhật: 9-1-2022 | Đã xem: 890)
9. Tôi đi cắt tóc sau giãn cách (Cập nhật: 3-10-2021 | Đã xem: 1693)
10. Cần bảo đảm quyền lợi cho người giao hàng (Cập nhật: 26-9-2021 | Đã xem: 2368)
11. Ông Thành! (Cập nhật: 12-6-2021 | Đã xem: 1964)
CÁC TIN KHÁC
1. Ngày ông Công, ông Táo về trời (Cập nhật: 27-1-2011 | Đã xem: 4856)
2. Thương cho chú chim nhỏ xa mẹ trong chiều mưa (Cập nhật: 15-7-2016 | Đã xem: 4696)
3. Câu tiền ở hồ Hoàn Kiếm (Cập nhật: 12-2-2011 | Đã xem: 6904)
4. Ông Thành! (Cập nhật: 12-6-2021 | Đã xem: 1964)
5. Chấp hành nghiêm (Cập nhật: 27-3-2020 | Đã xem: 1444)
8. Du ca đường phố (Cập nhật: 4-11-2011 | Đã xem: 7258)
9. Cây thế (Cập nhật: 25-4-2016 | Đã xem: 3733)
10. Giới trẻ (Cập nhật: 8-11-2020 | Đã xem: 2941)
KháchLogin
Đang tải bộ tìm kiếm . . .