Sáng 15-4-2018, trong lúc tìm ảnh tư liệu về Hồ Gươm tôi tình cờ tìm được tấm ảnh tôi chụp với  nhà tảo học Hồ Gươm  GS.TS Dương Đức Tiến, và anh Hải ( lúc đó là Viện trưởng Viện quy hoạch nông thôn) tại Đắc Lắc ngày 4-12-2004. Và thật tình cờ cũng trong buổi sáng 15-4-2018 tôi lại nhận được cú điện thoại từ GS.TS Dương Đức Tiến .

GS.TS Dương Đức Tiến cho biết hiện  đang đứng ở đường đôi phố Đinh Tiên Hoàng và phát hiện tảo lam (tảo độc) ở hồ Hoàn Kiếm  đang phát triển rất mạnh, tạo lớp váng mầu xanh đặc sệt. Ra đến nơi, chúng tôi thấy GS đang đứng cạnh cây si già.  Chung quanh đó là lớp váng tảo lam  đặc quánh.

Tôi nói với GS lớp tảo này xuất hiện từ mấy hôm trước và cho GS xem các bức ảnh mình chụp vào ngày 14-4- 2018. Váng tảo Lam không chỉ xuất hiện nhiều tại khu vực đường đôi Đinh Tiên Hoàng, mà còn xuất hiện tại khu vực phố Hàng Khay. Hằng ngày có công nhân đi vớt váng tảo lam.

- Tôi hỏi nguyên nhân vì sao tảo lam lại phát triển nhanh như vậy?

- GS. TS Dương Đức Tiến cho biết: Thông thường vào thời điểm giao mùa tảo lam  phát triển rất mạnh, cho nên tảo lam phát triển vào thời điểm giao mùa như hiện nay  (từ mùa xuân chuyển sang mùa hè) là chuyện bình thường.

- Việc tảo lam phát triển mạnh tại thời điểm này có liên quan tới việc vừa nạo vét bùn Hồ Gươm hay không?

- Trả lời câu hỏi này của chúng tôi GS cho biết chưa thấy có cơ sở nào để nói có sự liên quan.

Tuy vậy khi tôi cung cấp một thông tin về nước hồ thì GS nói là ghi nhận và nghiên cứu tiếp. Thông tin tôi đưa ra đó là trong nhiều năm qua nước trong hồ chủ yếu là do nước mưa. Không phải do nước ngầm mà có, bởi đáy hồ có một lớp đất sét dày 30 m. Trong quá trình nạo vét bùn hồ cuối năm 2017, cũng như bốn tháng đầu năm 2018 sau khi nạo vét bùn, nước hồ liên tục được bổ cập từ một giếng khoan đầu phố Bà Triệu. Vậy chất lượng nước hồ (tính lý, hóa) hiện nay có khác với chất lượng nước hồ trước khi nạo vét hay không và có ảnh hưởng tới việc tảo lam đang phát triển mạnh như hiện nay hay không?  

Đã đến giờ ăn trưa, tôi mời GS đi ăn cơm trưa trên phố Đinh Liệt,  rồi sang quán cà-phê tầng hai phố 13 Đinh Tiên Hoàng để nói chuyện về Hồ Gươm, nói chuyện về người Hà Nội xưa. GS biết tôi mê những câu chuyện  về vùng đất văn hóa Hồ Gươm do vậy hứa là sẽ thiết kế một số buổi để tôi được “hầu chuyện” những người cao tuổi  Hà Nội gốc đang sống trong các con phố cổ của Hà Nội.

Hà Hồng

hohoankiem.org

  Đánh giá bài viết

Bài viết số 830 đã được: 3.1/10 (8 Đánh giá)


Bài viết liên quan Bài viết ngẫu nhiên
Người Hà Nội yêu cây, yêu Hồ Gươm là thế!
Ngụm nước mát giữa trời nóng
Mát thì có mát nhưng...
Vùng đất văn hóa Hồ Gươm: Ước vọng về một cuộc sống hòa bình
Vùng đất văn hóa Hồ Gươm: Tháp Bút
Vùng đất văn hóa Hồ Gươm: Phố Hàng Trống
Vùng đất văn hóa Hồ Gươm: Chuông Nhà thờ Lớn
Vùng đất văn hóa Hồ Gươm: Đình Trấn Ba
Vùng đất văn hóa Hồ Gươm: Đài Nghiên
Vùng đất văn hóa Hồ Gươm: Hồ Gươm - Nơi ghi dấu bóng hình của Bác
Phản ứng của người dân Hà...
Mong sao đó là một hoạt đ...
Vỡ ghế đá cổ bên hồ Hoàn ...
Cụ Rùa nổi liên tục 13 lầ...
Lầu Ngũ Long
Bánh cuốn và thơ
“Chợ sấu” phố Phan Đình P...
Một việc làm đẹp của than...
Phương án ngày X-3-2019
Tự hào mình là người Việt...
Hãy Register thành viên để có thể viết nhận xét

Nếu bạn thấy bài viết hay vui lòng Bookmark bài viết. Cám ơn bạn!

Bookmark and Share