Tiêu đềNgười sống được nhờ Hồ Gươm và chết cũng vì Hồ Gươm ThuộcHà Hồng | Hồ Hoàn Kiếm | Kỷ niệm riêng của mỗi người Th.gianMon, 06 Jan 2014 01:26:32 +0000 Tác giảMr.Hohoankiem Địa chỉnguoi-song-duoc-nho-ho-guom-va-chet-cung-vi-ho-guom-t635/ Nội dung Chiều đông, lúc đó khoảng 18 giờ 30, sau khi đi hết vòng hồ tôi vội trở về cơ quan. Đến giữa phố Bảo Khánh thấy một người chạy ra khoác vai. Đó là nhà thơ Bảo Sinh. - Có bận việc không, ta ra quán nước nói chuyện. - Mặc dù vội về cơ quan có việc cần giải quyết, song tôi biết chắc rằng nhà thơ Bảo Sinh có điều gì muốn nói cho nên đồng ý ngay. Chúng tôi ngồi nói chuyện tại quán nước mới mở đối diện đình Nam Hương phố Hàng Trống. Hôm đó nhà thơ Bảo Sinh kể cho tôi nghe chuyện một người yêu thơ. Người yêu thơ đó là cụ Nguyễn Hữu Mão. Cụ có khuôn mặt hệt như tể tướng Lưu Gù. Cụ sinh năm 1911, mất năm 2006, nhà ở Ô Quan Chưởng. Cụ say thơ từ lúc lên tám tuổi đến phút chót cuộc đời.Cụ có nhiều con nhưng chỉ có cậu con trai thứ ba là kế thừa tính yêu thơ của cụ và trở thành nhà thơ dân gian nổi tiếng đất Hà Thành. Hằng tuần cụ sáng tác thơ rồi gửi đến cho con trai thứ ba qua đường bưu điện. Mọi người bảo thường xuyên gặp con trai, cớ gì mà cụ lại gửi thơ cho con trai qua đường bưu điện ? Cụ bảo thơ gửi qua đường bưu điện mới thiêng.Tuần nào cụ cũng đến nhà chú ba cách chỗ cụ ở đi về hơn 10 km để chia sẻ cảm hứng thi ca. Cụ thích được bình thơ với chú ba. Cụ bảo đời này họ hay tâng bốc nhau, chỉ có cụ là thẩm lậu được thơ và dám nói hết cái hay, cái dở. Một lần ốm nặng đến gần đất xa trời, cụ gọi chú ba tới bên giường nói lời trối trăng: - Có người bảo thơ tôi hay hơn thơ anh, có người lại bảo thơ anh hay hơn thơ tôi, anh thấy thế nào ? - Anh con trai cầm tay bố bảo: - Thơ bố hay hơn là cái chắc.- Cụ bật dạy cầm tay con: - Thế là anh đã báo hiếu cho tôi rồi, từ nay tất cả mọi sai lầm của anh tôi cho qua hết !- Sau đó cụ khỏi hẳn bệnhNgoài 90 tuổi nhưng cụ vẫn thường ra Bờ Hồ tập trung những bà thích thơ rồi đọc cho họ nghe bài thơ cụ vừa viết. Sau đó cụ gửi cho người nghe thơ ít tiền, gọi là tiền nhuận tai.Mặc dù ốm vì viêm phế quản các con không muốn cho cụ đi đâu. Nhưng cụ trốn ra Bờ Hồ đọc thơ, về nhà bệnh càng nặng, ho sù sụ suốt đêm. Vợ con rầy la, cụ cũng bỏ ngoài tai. Hơi khỏe cụ lại “lỉnh” ra Bờ Hồ sinh hoạt hội thơ cóc. Cụ sống được nhờ hồ Hoàn Kiếm và chết cũng vì hồ Hoàn Kiếm là thế ! Lúc cụ ốm nặng, một số bà thường xuyên nghe thơ cụ ở hồ Hoàn Kiếm biết tin đã đến tận giường bệnh thăm. Sau khi cụ mất, vợ con tìm thấy cuốn sổ ghi chép tiền trả nhuận tai cho các bà nghe thơ của cụ lên tới vài trăm triệu đồng.Khóc cụ, cậu con trai thứ ba bình thơ cụ: Cụ là người sống đức độ nơi cửa Khổng sân Trình nhưng cụ lại thích làm thơ giang hồ kiểu lãng tử, kiểu Xuân Hương nên không thành công. Đấy cũng là bài học sâu sắc để anh con trai thứ ba không mắc phải:Làm thơ phải có vân thơNhư vân tay ở trên tờ chứng minhLàm tình cũng có vân tìnhVân tình in ở chỗ mình đắm sayCác bạn yêu “ hohoankiem.org “ có biết không. Cụ Mão mà chúng tôi vừa kể với các bạn chính là người cha của nhà thơ Bảo Sinh ( cậu con trai thứ ba ).Hà Hồng Generated by Bo-blog 2.1.1 Release