Tiêu đềNăm 1934, nhà thơ Tú Mỡ làm gì ở hồ Hoàn Kiếm để khỏi cạn nguồn thơ ? ThuộcHà Hồng | Hồ Hoàn Kiếm | Kỷ niệm riêng của mỗi người Th.gianFri, 03 Aug 2012 17:34:40 +0000 Tác giảMr.Hohoankiem Địa chỉnam-1934-nha-tho-tu-mo-lam-gi-o-ho-hoan-kiem-de-khoi-can-nguon-tho-t546/ Nội dung Đọc bài thơ Mình ơi có đi Bờ Hồ ... ? của nhà thơ Tú Mỡ, in trên báo Phong Hóa, năm 1934, chúng ta sẽ biết được các tầng lớp trong xã hội sẽ đi nghỉ mát tránh nóng ở đâu, và nhà thơ Tú Mỡ làm gì ở hồ Hoàn Kiếm để khỏi cạn nguồn thơ? Xin giới thiệu với các bạn yêu “ hohoankiem.org” nguyên văn bài thơ của Tú Mỡ, cách đây 78 năm. Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới http://hohoankiem.org/attachment.php?fid=606 Mình ơi có đi Bờ Hồ .....? “Nắng mấy hôm nay tựa đốt trời Phố phường đông-đúc, ngốt vì hơi. Người như khô héo, lòng như nấu, Thiên-hạ cầu phong khắp mọi nơi. Những hạng phong – lưu thừa thãi bạc. Các ông trưởng –giả, bà đài –các, Người thời ra bể, kẻ lên non, Rửng mỡ ăn no rồi tắm mát. Anh em nhẹ túi, hạng bình – dân, Tam –đảo, Đồ -sơn chẳng bén chân, Không lẽ mùa hè cam cháy nắng, Rủ nhau hóng mát những nơi gần. Bờ hồ Trúc-Bạch, hồ Hoàn –Kiếm. Hai cảnh chơi hè rất “ tiết kiệm “. Cũng đủ cỏ, cây, nước, gió, trăng, Dân nghèo tối họp đông như kiến. Chễm chệ ria hồ ngắm sóng chơi Nhân tài thất nghiệp ung dung ngồi Khác nào Lã - vọng đời Chu trước Cần trúc buôn câu để đợi thời... Anh em lao- động, bạn thuyền thơ, Sau buổi nắng rồi, làm vất vả, Trên đám cỏ xanh ngồi thảnh thơi. Hả hê trò truyện như ngô nở. Thẫn thời, kìa mấy cặp uyên ương Thủ thỉ cùng nhau truyện nhớ, thương. Trước cảnh nên thơ, lòng dễ cảm, Tâm tình giãi tỏ dưới trăng suông. Làng văn có bác Tú lơ mơ, Tối tối quanh hồ rạo phất phơ Cho óc tắm trăng, và gội gió, Kẻo e nắng hạ cạn nguồn thơ...“ Mùa hè năm 2012, ở Hà Nội, nhìn chung không nắng nóng như các năm trước. Tuy vậy, chiều nào cũng thế, nhất là vào những ngày nóng bức, người Hà Nội lại ra hồ Hoàn Kiếm ngồi hóng mát. Không có quy định cụ thể, nhưng mọi người thường ngồi ở phía Tây bờ hồ hơn là phía Đông. Phía Tây có hàng cây cao và dãy nhà phố Hàng Trống, Lê Thái Tổ chắn nắng vào chiều hoàng hôn, cho nên nhiều người ngồi hóng mát. Phía Đông nhiều đoạn bờ hồ bị ánh nắng chiếu cho nên ít người ngồi. Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới http://hohoankiem.org/attachment.php?fid=607 Các bác nghỉ hưu là những người thường xuyên ra hồ ngồi hóng mát. Hai vị trí các bác hay ngồi đó là khu vực đối diện báo Nhân Dân, tượng vua Lê và khu vực đối diện với cửa hàng “ Bốn mùa “. Vừa ngồi hóng mát, các bác vừa đọc báo, nghe đài, bàn chuyện thời sự. Có người mang theo cả chó cảnh và chim cảnh đi theo. Đối diện với cửa hàng “ Bốn mùa“, thường có khoảng 10 ngưòi thường xuyên đứng thành hàng thẳng để đấm lưng cho nhau ( khoảng 20 phút họ lại quay 180 độ ). Cảnh này thời bác Tú Mỡ (78 năm trở về trước) chắc không có. Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới http://hohoankiem.org/attachment.php?fid=608 Có một nơi đang lưu giữ giấc ngủ trưa hè của nhiều đứa trẻ hằng chục năm qua đó là chiếc ghế đá đặc biệt trước nhà Khai Trí Tiến Đức cũ. Thời bao cấp tôi đã cùng nhiều đứa bạn thỉnh thoảng ra đây ngủ vào những buổi trưa hè, những hôm đi đổ nước bắt dế. Phiến đá có kích thước khoảng 0,15 x 0,8x 1,8 m, màu đen. Vào trưa hè mà nằm trên đó ngủ có cảm giác như nằm trong phòng điều hòa vậy. Đến nay phiến đã vẫn còn. Người thường xuyên ngồi trên chiếc ghế đá đó là bác Hà (nhà ở phố Đường Thành làm nghề sửa xe đạp). 78 năm trước, thời nhà thơ Tú Mỡ thường ra hồ để: “ Cho óc tắm trăng và gội gió" đã có chiếc ghế đá đó chưa ? Chúng tôi chưa tìm ra tài liệu nào nói về lịch sử ghế đá đặc biệt đó. Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới http://hohoankiem.org/attachment.php?fid=609 Buổi tối có ít người ngồi hóng mát như thời bác Tú Mỡ. Mọi người đến đây chủ yếu là đi bộ tập thể dục chung quanh hồ. Có nhiều khu vực gần cây lộc vùng chín gốc, đầu phố Hàng Khay, thường có mấy chục chị em tập thể dục nhịp điệu, theo tiếng nhạc phát ra từ máy đọc CD. Hà Hồng Generated by Bo-blog 2.1.1 Release