Gặp nhạc sỹ Nguyễn Cường Không rõ

[12/04/2014 22:18 | Chuyện bên hồ | Nhận xét(0) | Đọc(6108) ]
   Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
hohoankiem.org
Chiều 9-4-2014, tôi nhận được cú điện thoại của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Mừng lắm, nhà văn đang bị bệnh, nhưng nếu ông gọi thì chắc là ông đang ở hồ Hoàn Kiếm và đã khỏe. Y như rằng, ông bảo với tôi: Hồng có rỗi thì ra Nhà hàng Lục Thủy ( bên cạnh khu tượng đài Vua Lê Lợi ), tôi và nhà thơ Bảo Sinh đang ngồi ở đây.
 
Ra đến nơi tôi nhận ra ngay nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đang ngồi với nhà thơ Bảo Sinh và một người khác, trông quen quen. Đến gần tôi nhận ra đó là nhạc sỹ Nguyễn Cường. Mọi lần nhạc sỹ Nguyễn Cường đội mũ vành to, lần này đội mũ mềm, mai cứng. Dáng cao, bộ ria và cặp kính mắt to đã tạo nên phong cách riêng của nhạc sỹ Nguyễn Cường.



 
Nếu như nhà văn Nguyễn Huy Thiệp và nhà thơ Bảo Sinh mười năm đi bộ quanh hồ thì nhạc sỹ Nguyễn Cường chỉ đi kém một vài năm. Những năm gần đây tôi vẫn thường gặp nhạc sỹ đi chung quanh hồ. Nhạc sỹ Nguyễn Cường cho tôi biết: Ngày nào cũng đi bộ khoảng 10 km. Nếu đi đâu xa thì đi xe buýt. Xe đạp có, xe máy có nhưng không thích đi, do vậy đã tặng cho bạn bè.
 
Qua cuộc trò chuyện tôi được biết ở nhà nhạc sỹ Nguyễn Cường phố Hàng Bạc có một bức tượng to như tượng phật ở nhà nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Vậy hai bức tượng này có mối liên hệ gì với nhau ? Qua buổi gặp này chúng tôi tìm được câu giải đáp. Nhạc sỹ Nguyễn Cường cho hay: Hôm được nhà văn Nguyễn Huy Thiệp mời đến dự buổi lễ khánh thành tượng phật tôi gặp được người đắp bức tượng đó. Tôi liền mời người thợ đó về đắp một pho tượng tại nhà. Tượng ở nhà văn Nguyễn Huy Thiệp là tượng Phật Di đà, còn tượng phật ở nhà tôi là tượng Phật Di lặc.
 
Nhạc sỹ Nguyễn Cường cho biết: hiện nay ông đang sáng tác âm nhạc cho chương trình nghệ thuật Đại lễ Phật đản Vesak năm 2014 tại Chùa Bái Đính tỉnh Ninh Bình. Lần đầu Đại lễ Vesak  tổ chức tại Việt Nam năm 2008. Năm đó nhạc sỹ sáng tác bài hát Thượng cờ Vesak, được các phật tử trong và ngoài nước đánh giá cao.  
 
Đại lễ Phật đản Vesak là một trong các hoạt động văn hóa mang tính quốc tế của Liên hiệp quốc nhằm tôn vinh giá trị nhân văn, hòa bình của nhân loại. Hằng năm, Đại lễ Vesak được tổ chức tại Trụ sở chính của Liên hiệp quốc ( ở New   York) và các văn phòng Liên hiệp quốc tại các khu vực.
 
Năm nay, dưới sự bảo trợ của Chính phủ, Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp Ủy ban Tổ chức Quốc tế (ICDV) tiếp tục đăng cai chủ trì Đại lễ Vesak 2014 lần thứ 2 tổ chức tại Việt Nam.
 
Với chủ đề chính là “Phật giáo góp phần thực hiện thành tựu các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên hiệp quốc”, dự kiến Đại lễ Vesak 2014 sẽ tiếp đón khoảng 1.500 lãnh đạo các giáo hội, hệ phái Phật giáo, các giáo sư, tiến sĩ, nhà nghiên cứu đến từ 95 quốc gia, vùng lãnh thổ và 10 nghìn phật tử và nhân dân Việt Nam.
 
Đại lễ Phật đản Vesak 2014 sẽ tổ chức những lễ hội tâm linh văn hóa nhằm chuyển hóa tâm thức của mỗi người với phương châm “Tâm bình - Thế giới bình”. Theo kịch bản Đại lễ Vesak 2014 có chương trình nghệ thuật khai mạc và bế mạc cùng đêm giao lưu biểu diễn nghệ thuật quốc tế diễn ra từ ngày 7 đến 11-5-2014 tại chùa Bái Đính, tỉnh Ninh Bình. Đêm nghệ thuật do nhạc sỹ Nguyễn Cường đảm nhận sáng tác âm nhạc, có ba chương. Chương một: từ bi; chương hai:  trí tuệ; chương ba: giải thoát.
 





 
Trong nhiều năm đi bộ chung quanh hồ tôi đã chụp được hình ảnh của nhiều người nổi tiếng khi họ đến đây. Nhạc sỹ Nguyễn Cường là một trong những  người như vậy. Bức ảnh đầu tiên tôi chụp nhạc sỹ Nguyễn Cường vào ngày 11-12-2006, khi ông đi bộ từ phía đường Hàng Khay về phía đường Lê Thái Tổ. Chùm ảnh thứ hai tôi chụp nhạc sỹ Nguyễn Cường khi ông ngồi xem báo nhờ trước cổng Báo Nhân Dân vào ngày 29-5-2010.



 
Còn lần này tôi chụp được nhóm ảnh nhạc sỹ Nguyễn Cường với nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, nhà thơ Bảo Sinh, Cô giáo Hà dạy Văn ở trường Am-xtec-đam, nhà phê bình nhiếp ảnh Ngọc Thái ( Phó Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật- Hội Nghệ sỹ nhiếp ảnh Việt Nam ). Đó là những bức ảnh kỷ niệm hiếm khi được chụp tại hồ Hoàn Kiếm.
  
Hà Hồng
hohoankiem.org

  Đánh giá bài viết

Bài viết số 658 đã được: 3.9/10 (13 Đánh giá)


Bài viết liên quan Bài viết ngẫu nhiên
Người Hà Nội yêu cây, yêu Hồ Gươm là thế!
Ngụm nước mát giữa trời nóng
Mát thì có mát nhưng...
Vùng đất văn hóa Hồ Gươm: Ước vọng về một cuộc sống hòa bình
Vùng đất văn hóa Hồ Gươm: Tháp Bút
Vùng đất văn hóa Hồ Gươm: Phố Hàng Trống
Vùng đất văn hóa Hồ Gươm: Chuông Nhà thờ Lớn
Vùng đất văn hóa Hồ Gươm: Đình Trấn Ba
Vùng đất văn hóa Hồ Gươm: Đài Nghiên
Vùng đất văn hóa Hồ Gươm: Hồ Gươm - Nơi ghi dấu bóng hình của Bác
Ghi nhanh: 5 Tháng 9 lúc ...
Phần thưởng cho tác giả
Câu lạc bộ Pa-tanh Hà Nội
Rùa hồ Hoàn Kiếm bò lên T...
Không phải vỡ oà trong ni...
Bà Cẩn
Đi hai vòng hồ, phổ nhạc ...
Người lái xe ôm trước cổn...
Hoa hậu và MC đi làm từ t...
Đêm ở Mapai
Hãy Register thành viên để có thể viết nhận xét

Nếu bạn thấy bài viết hay vui lòng Bookmark bài viết. Cám ơn bạn!

Bookmark and Share