Kỷ niệm sao vẫn nhớ ! Không rõ

[29/10/2008 10:44 | Phóng sự - Tản mạn | Nhận xét(0) | Đọc(6519) ]
   Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
hohoankiem.org
Ngày 25-10-2008, chúng tôi, những cựu sinh viên Lớp 23 Kết cấu Trường đại học Xây Dựng tổ chức kỷ niệm 30 năm ngày vào trường và 25 năm ngày ra trường ( 1978-1983 / 2008 ).

Highslide JS


Cuộc gặp diễn ra tại Văn phòng Khoa xây dựng, giản dị nhưng cảm động khi có các thầy, cô từng dạy dỗ chúng tôi trên miền đất đồi Hương Canh tham dự. Đó là Thầy Cống dạy môn Bê-tông, thầy Nguyên môn Kết cấu, thầy Tấn môn Kết cấu thép, thầy Hồng môn Sức bền vật liệu, thầy Nghiêm Quang Hà môn Thi công....

Học trò của các thầy, các cô, sau 25 năm lao động cần cù, sáng tạo, nhiều người đã trở thành giám đốc, phó giám đốc nhiều công ty xây dựng trên khắp mọi miền của đất nước, cán bộ quản lý nhiều bộ, ngành của trung ương và địa phương...

Highslide JS


Cuộc gặp mặt của chúng tôi càng trở nên đậm đà “chất Hương Canh” khi thầy Cống, thầy Nguyên đọc những bài thơ kỷ niệm về những năm tháng sống trên miền đất “ bạch đàn reo vi vu ”. Và kìa tiếng đàn ghi ta gỗ đang vang lên với giai điệu các bài hát quen thuộc thông qua dọng hát của thầy Nghiêm Quang Hà: “ Mùa thu Hương Canh”, ” Trường Tôi “, “ Chia tay Hương Canh ”, “ Bài ca Trường Xây Dựng”. Thầy và trò cùng hát vang:

Mùa thu Hương Canh
Lòng ai bâng khuâng
Kỷ niệm sao vẫn nhớ
Qua mỗi hội thi
Chốn đây mái trường
Mang bao kỷ niệm
Một tình yêu tha thiết...

Highslide JS


Tiếng đàn bỗng chìm xuống, dọng thầy Hà lạc đi. Thầy nói nhỏ với chúng tôi: Thầy Hoàng Phúc Thắng tác giả bài hát Trường tôi đã mất ngày 11-8-2008. Chúng tôi lặng đi, nghẹn ngào. Riêng tôi thấy sốc vì một lý do nữa, xin giãi bày cùng với các bạn ở phần sau.

Thầy Hoàng Phúc Thắng học khoa Kiến trúc Trường đại học xây dựng. Từ năm 1975 đến 1984 thầy là giảng viên khoa kiến trúc. Sau đó thầy mở Công ty tư vấn thiết kế kiến trúc, và sang Đức làm tiến sĩ. Mọi người biết đến thầy không chỉ với đề án quy hoạch phố cổ Hà Nội mà còn biết thầy là tác giả của nhiều bài hát: Hà Nội của Tôi, Thăng Long thành hoài cổ; Hà Nội đêm mùa đông; Khi bước đi trên đường phố xưa; Truyền thuyết hồ Gươm.

Highslide JS


Quên làm sao vào tối thứ năm hằng tuần, trên sân bóng truyền trước khu nhà giáo viên dạy môn Thi công, các thầy Hoàng Phúc Thắng, Nghiêm Quang Hà, Phú Cử.... lại kể cho chúng tôi nghe những câu chuyện tình yêu bằng âm nhạc, dưới bầu trời đầy sao, mặc cho bụng vừa đói vừa đau do phải ăn bo bo triền miên.

Thế đấy, sự khó khăn trong cuộc sống, vất vả trong học tập, sự lãng mạn lạc quan do các thầy truyền lại đã dạy chúng tôi nên người.

Do biết được một số trò ảo thuật, cho nên tôi thường được mời tham dự hội diễn văn nghệ của trường. Quên làm sao lần cùng đội văn nghệ của trường dự Hội diễn văn nghệ các trường đại học phía Bắc tại Học viện Cảnh sát ở Thanh Xuân Hà Nội. Tất nhiên không thể thiếu một trong những linh hồn của đội: thầy Hoàng Phúc Thắng. Lần đó, đội văn nghệ của Trường đại học Xây Dựng đã làm say lòng ban giám khảo và sinh viên trường bạn bằng những bài hát lãng mạn, thấm đầy bụi đỏ. Lần đó Trường đại hoc Xây Dựng dành huy chương vàng.

Năm 2006 trong buổi tối giao lưu kỷ niệm 40 năm ngày thành lập trường, chúng tôi gặp lại các thầy, các bạn trong đội văn nghệ trước đây của trường. Anh Dũng ( sứt ) trước đây là ca sĩ chính của đội nay là thầy giáo Khoa Vật liệu, làm MC đêm giao lưu. Kết thúc đêm giao lưu tôi cùng thầy Hoàng Phúc Thắng, Nghiêm Quang Hà và mọi người ào lên sân khấu cùng hát vang “Bài ca xây dựng” do thầy Hoàng Phúc Thắng sáng tác:

Vượt bao đường xa
Đi tới trăm miền
Xây bao công trình
Có người trường xây dựng của tôi.


Gặp tôi thầy Hoàng Phúc Thắng nói: “ tớ ” vẫn chưa hiểu vì sao cậu học kết cấu mà làm được nghề báo ? Hôm nào rảnh đến chỗ “ tớ ” xem công trình nghiên cứu loại vật liệu mới: Bê- tông siêu nhẹ...Tôi xin phép thầy bố trí một buổi để phỏng vấn cảm xúc của thầy khi sáng tác bài hát “ Truyền thuyết hồ Gươm”. “ Tớ ” sẵn lòng. Do bận đi học cho nên tôi chưa có dịp đến tìm hiểu loại vật liệu mới đó và viết bài người sáng tác “ truyền thuyết hồ Gươm ” .

Lý do làm tôi sốc là đầu tháng mười này, tôi nhiều lần gọi điện cho thầy Hoàng Phúc Thắng, theo số máy di động 0913229606, với mục đích viết bài đưa lên trang Web hohoankiem. org. Nhưng không thấy người chủ của máy trả lời. Thầy đã ra đi trước đó hơn hai tháng, ngày 11-8-2008.

Mượn tứ đoạn kết bài hát “ Truyền thuyết Hồ Gươm” :
“Hồ Gươm ơi ! Như giọt nước mắt đọng lại từ nghìn năm
giữa lòng thành phố, hạnh phúc vơi đầy ”,
nhà văn Nguyễn Thuỵ Kha đã nói lời chia ly với nhà kiến trúc sư, nhạc sĩ Hoàng Phúc Thắng tài ba:
“ Như giọt lệ hồ Gươm, Thắng đã nhập vào trong veo đến xót thương”.
hohoankiem.org

  Đánh giá bài viết

Bài viết số 457 đã được: 2.8/10 (20 Đánh giá)


Bài viết liên quan Bài viết ngẫu nhiên
Mát thì có mát nhưng...
Tặng ảnh Tháp Rùa
Vùng đất văn hóa Hồ Gươm: Diện mạo vùng Hồ Gươm từ cuối thế kỷ 9 đến đầu thế kỷ 20 qua những tấm bản đồ cổ
Vùng đất văn hóa Hồ Gươm: Hồ Gươm - Nơi ghi dấu bóng hình của Bác
Vùng đất văn hóa Hồ Gươm: Chuyện về Bá hộ Kim xây Tháp Rùa
Ảnh cây lộc vùng in trên áo dài
Ngõ nhỏ bị bom cách đây 50 năm
Tháng ba hoa gạo nở!
Kỷ vật thời giãn cách
Năm thứ ba nồi bánh chưng ngõ chúng tôi đỏ lửa
Duyên phố sáng mồng một T...
Gặp nhạc sĩ Nguyễn Cường ...
Đồng bào chú ý! Đồng bào ...
Video cụ Rùa nổi ngày 04 ...
Bác Hồ đến Báo Nhân Dân
Thêm những trải nghiệm th...
Việc làm tốt và chưa tốt ...
Nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến ...
Đợt nạo vét lớn nhất tron...
Giọt mưa xuân !
Hãy Register thành viên để có thể viết nhận xét

Nếu bạn thấy bài viết hay vui lòng Bookmark bài viết. Cám ơn bạn!

Bookmark and Share